Nền nhà bị lún gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khó khăn trong việc đi lại, sắp xếp vật dụng trong nhà. Thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng bạn còn phải xây mới lại nhà do bộ phận móng ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vậy nguyên nhân khiến nền nhà bị lún là gì và cách khắc phục ra sao?
Nguyên nhân nền nhà bị lún
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nền nhà gồm:
Tính toán sai kết cấu công trình
Việc thiết kế bản vẽ xây dựng và công trình không phù hợp với nhau. Hoặc nền móng không được gia cố vững chắc làm nền đất sau một thời gian sử dụng bị lún. Mà nền đất phí dưới móng nhà lún thì chắc chắn nền nhà sẽ lún theo.
Không phải vị trí của nền nhà đều bị lún, những vị trí như ban công. Gần cột nhà hay tường nhà thường xảy ra hiện tượng lún cao nhất. Nguyên nhân là trong quá trình xây dựng các kỹ sư hay thợ xây không tính toán đúng trọng lực. Mà những vị trí này tác động lên nền nhà.
Gia cố nền móng không đúng cách
Hiện nay, với các công trình dân dụng nhỏ. Cách thì công thường chọn giải pháp đóng xong cừ tràm phủ trên đầu cừ một lớp cát dày 10cm, có nơi còn lót 20cm hay hơn nữa. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới cấu tạo móng nhà bạn. Dưới áp lực móng cát sẽ lún xuống bùn và tạo ra dòng chảy nếu lượng nước ngầm lớn gây lún.
Hoặc có thể do dòng chảy, cát có thể chuyển dịch. Hay do công trình kề cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ này có thể bị sụp lở. Cũng có thể chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau, có thể tạo lún không đều.
Ngoài ra, việc phủ cát làm móng không liên kết với khối cừ tràm nên độ cứng nền móng bị giảm yếu. Do đó có thể bị rung động khi có tác động lực từ bên ngoài. Mặt khác, do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm này có thể bị chảy. Làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình. Chính vì vậy khi thi công, nhất định cần phải đặt một lớp bê tông lót vào đầy lớp cừ tràm. Để có thể tạo thành một khối chịu lực không có lớp đệm trung gian.
Những cách xử lý nền nhà bị lún
Thứ nhất: kiểm tra nguyên nhân
Việc chẩn đoán có thể dựa trên những vết nứt, biến dạng, tư thế đứng, độ tuổi, kích thước, độ cứng. Hay sự rung lắc của công trình khi có ô tô đi qua. Nếu xác định chính xác nguyên nhân thì việc khắc phục hoàn toàn tình trạng nền nhà bị lún sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Còn nếu bạn xác định sai nguyên nhân thì vừa tôn tiền mà chưa chắc đã sửa chữa xong tình trạng trên.
Thứ 2: Tìm phương án khắc phục
Nếu chỉ lún 1 phần nhỏ bên trong ngôi nhà thì bạn có thể đập bỏ lớp gạch hay xi măng bên trên nền nhà. Và gia cố thêm một ít đất và lớp lại lớp gạch mới. Cách này tuy đơn giản nhưng nếu nền nhà lún trong phạm vi lớn thì chi phí sửa chữa sẽ tăng cao. Nếu lún tại cột nhà hay bạn công thì nên tìm các biện pháp giảm bớt áp lực cho nền nhà trước khi tính đến việc sửa chữa.
Nền nhà là nơi sinh hoạt hay sắp xếp nhiều vật dụng trong gia đình, vì vậy nếu tình trạng lún hay nứt nền nhà xuất hiện bạn cần tìm ngay nguyên nhân và các giải pháp khắc phục nhanh nhất nha.
Tình trạng nền nhà bị lún cần được phát hiện và khắc phục sớm để tránh việc công trình bị phá hủy nghiêm trọng. Tham khảo thêm các thông tin khác từ Bảo Thạch Sài Gòn để có thêm những kiến thức về phong thủy, nhà ở, bố trí đồ đạc cho ngôi nhà phù hợp.