Cầu trục nhà xưởng hỗ trợ quá trình nâng hạ máy móc, hàng hóa tải trọng lớn nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên không phải nhà xưởng nào cũng nên lắp cầu trục. 6 điều sau đây sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp và lựa chọn phù hợp.
1. Cầu trục nhà xưởng là gì? Vai trò của cầu trục nhà xưởng
Cầu trục nhà xưởng (hay còn gọi là cần trục) là thiết bị nâng hạ theo chiều ngang và chiều dọc trên cao nhà xưởng. Thiết bị này giúp chuyển động nâng hạ, di chuyển máy móc, hàng hóa trong nhà xưởng trở nên thuận tiện và nhanh chóng.
Tác dụng của cầu trục nhà xưởng:
- Tiết kiệm chi phí nhân công bởi thiết bị này đã thay thế công việc của nhiều nhân lực một cách hiệu quả, không cần nhiều nhân công một lúc.
- Nâng cao năng suất lao động do quá trình nâng hạ đã giảm bớt thời gian và có thể nâng hạ một lúc khối lượng sản phẩm rất lớn.
- Giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo tiến độ công việc, có thể sử dụng cần trục bất cứ khi nào cần thiết.
- Lắp đặt nhanh chóng, an toàn trong quá trình sử dụng. Quá trình vận hành hoàn toàn bằng máy móc, công nhân chỉ thực hiện điều khiển từ xa.
- Chi phí đầu tư thấp, lắp đặt mới và cải tạo dễ dàng.
2. Các loại cầu trục nhà xưởng phổ biến hiện nay
Dựa vào yếu tố hình dáng, cầu trục nhà xưởng được chia thành các loại phổ biến sau:
2.1. Cầu trục chữ A
2.2. Cầu trục dầm đơn
Loại cầu trục này có ưu điểm nổi bật là nhỏ gọn, dễ dàng lắp tại các nhà máy, nhà xưởng có diện tích nhỏ và vừa. Đồng thời, thiết bị nâng hạ này có cấu tạo chắc chắn, tiện dụng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp.
2.3. Cầu trục dầm đôi
Thiết bị này có thiết kế gọn nhẹ, chắc chắn, hoạt động ổn định. Tốc độ của cầu trục dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với công việc nâng hạ.
2.4. Cầu trục bờ tường
Cầu trục bờ tường có ưu điểm nổi bật là thiết kế nhỏ gọn, không chiếm diện tích nhà xưởng. Nên loại cầu trục này rất được ưa chuộng sử dụng tại các nhà xưởng có diện tích nhỏ.
2.5. Cầu trục quay
Loại cầu trục này có thiết kế gồm thân cột, dầm chính, cơ cấu quay, thiết bị nâng hạ chạy dưới dầm chính. Cơ chế hoạt động là thanh dầm chính sẽ xoay quanh thân cột cố định và nâng hạ thiết bị, hàng hóa tới vị trí mong muốn.
Cầu trục quay là loại cầu trục có khả năng hoạt động đa dạng, có thể di chuyển và xoay vật trong một không gian nhất định. Hơn nữa, việc thiết kế và lắp đặt cầu trục quay cũng đơn giản và nhanh chóng.
2.6. Cầu trục Monorail
Có hệ dầm là đường ray đơn thẳng hoặc cong tùy theo nhu cầu. Hệ dầm này vừa là dầm đỡ vừa là đường dẫn. Cầu trục dầm Monorail phù hợp với những nhà xưởng trần bê tông và nâng tải những vật có trọng lượng nhỏ và trung bình.
Đây là loại cầu trục có dầm chính nhỏ nên thẩm mỹ cao hơn các loại dầm khác. Đặc biệt cầu trục Monorail có thể chạy trên đường ray không giới hạn nên phạm vi làm việc rộng, linh hoạt theo yêu cầu công việc.
3. Bản vẽ thiết kế cầu trục nhà xưởng
Để có bản vẽ thiết kế chuẩn nhất thì người thực hiện cần căn cứ vào diện tích, quy mô nhà xưởng và nhu cầu nâng hạ thực tế. Do đó, đòi hỏi kỹ thuật bản vẽ cần có trình độ và am hiểu về lĩnh vực này.
Nếu đội ngũ nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì doanh nghiệp nên tham khảo tư vấn từ những đơn vị xây dựng uy tín. Đơn cử là Công ty TNHH Bảo Thạch Sài Gòn.
Bảo Thạch Sài Gòn đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng. Trong đó có thực hiện hạng mục thiết kế và lắp đặt cầu trục. Đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao sẽ mang đến giải pháp cầu trục phù hợp nhất với diện tích nhà xưởng và tải trọng yêu cầu.
Sau đây là một số mẫu thiết kế Bảo Thạch Sài Gòn đã thực hiện, doanh nghiệp có thể tham khảo:
Việc thiết kế cầu trục cần dựa trên đặc điểm của nhà xưởng. Do vậy, doanh nghiệp nên tham khảo trực tiếp từ kỹ sư của Bảo Thạch Sài Gòn. Hotline 0903.7777.96 (tư vấn 24/7 miễn phí).
4. Những lưu ý khi lựa chọn xây dựng nhà xưởng có cầu trục
Thiết kế cầu trục nhà xưởng phù hợp sẽ giúp tăng năng suất lao động và giảm thiểu chi phí nhân công. Và 6 lưu ý khi sau đây sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị sử dụng.
4.1 Kiểu, loại cầu trục sử dụng
Việc phân loại và nắm bắt được các loại cầu trục giúp lựa chọn được loại cầu trục phù hợp với hiện trạng nhà xưởng.
- Lựa chọn theo kiểu dáng, cấu tạo: cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cầu trục quay, cầu trục dựa tường, cầu trục Monorail
- Lựa chọn theo công năng: cầu trục gian máy, cầu trục luyện kim, cầu trục thủy điện,…
4.2 Tải trọng cầu trục, sức nâng của cầu trục
Tải trọng cầu trục là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lựa chọn. Nếu chọn được cầu trục có mức tải trọng chính xác giúp phát huy tối đa công năng hoạt động và độ bền của thiết bị.
Tải trọng có đơn vị tính là Kg hoặc tấn. Nếu thông số kỹ thuật “Tải trọng thiết kế – 5 tấn” điều đó được hiểu là cầu trục này có sức nâng tối đa 5 tấn. Để xác định được con số này thì cần phụ thuộc vào trọng lượng vật nâng, tần suất làm việc, đặc thù công việc hay mục đích sử dụng.
4.3 Khẩu độ của cầu trục
Khẩu độ cầu trục là khoảng cách giữa tim 2 đường ray di chuyển. Đơn vị tính là mét (m). Thông số này sẽ không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào mà dựa vào kích thước thực tế của nhà xưởng. Tùy theo chiều rộng của nhà xưởng để thiết kế, tính toán khẩu độ của cầu trục cho hợp lý. Khẩu độ càng ngắn thì chi phí càng thấp và ngược lại.
4.4. Chiều dài đường chạy cầu trục
Chiều dài đường chạy cầu trục hay chiều dài di chuyển cầu trục có đơn vị tính là mét (m). Chiều dài này phụ thuộc vào hệ thống dầm đỡ ray dọc theo nhà xưởng có sẵn hay lắp đặt thêm. Chiều dài đường chạy sẽ dựa theo chiều dài nhà xưởng và yêu cầu về phạm vi làm việc cầu trục.
Lưu ý, thông số “phạm vi làm việc của cầu trục” là phạm vi mà cầu trục có thể tiếp cận để nâng hạ hàng hóa. Và phạm vi hoạt động của cầu trục luôn nhỏ hơn chiều dài đường chạy nên khi lựa chọn cần tìm hiểu rõ để sở hữu sản phẩm cầu trục đáp ứng tối đa công việc.
4.5. Chiều cao nâng cầu trục
Chiều cao nâng cầu trục hay còn được gọi là hành trình móc của cầu trục. Chiều cao này được tính từ sàn nhà xưởng lên đến điểm cao nhất của móc cẩu. Đơn vị tính là mét (m). Để đưa ra được chính xác chiều cao nâng thì cần biết đầy đủ các thông số kỹ thuật như: chiều cao nhà xưởng, cao độ của vai cột và các hạn chế không gian trên cao.
4.6. Tốc độ nâng hạ, di chuyển cầu trục
Tốc độ nâng hạ, di chuyển cầu trục thường được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Thông thường có các loại sau: loại 1 tốc độ, loại 2 tốc độ hay loại được tích hợp biến tần. Tốc độ của cầu trục sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm. Loại cầu trục 1 tốc độ sẽ có giá thành rẻ nhất.
Trên đây là 6 lưu ý quan trọng cần quan tâm, tính toán khi lựa chọn cầu trục. Ngoài ra, vẫn có một số những lưu ý nhỏ khác như: vị trí đặt cầu trục, hệ thống điều khiển,…cần lưu tâm để có được sản phẩm cầu trục đồng bộ và hoàn chỉnh.
5. Quy trình lắp đặt cầu trục cho nhà xưởng
Để cầu trục vận hành ổn định, an toàn thì quy trình lắp đặt cần thực hiện đúng trình tự các bước và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo bản thiết kế. Cụ thể:
- sơn tĩnh điện cho cẩu và các chi tiết đi kèm
- Lắp đặt 2 dầm biên vào 2 vị trí đầu dầm chính
- Lắp đặt các bộ phần còn lại khác: sàn phụ, thanh dỡ, lan can
- Sử dụng 2 cẩu có tải trọng tương đương với tải trọng của cầu trục lên đường ray
- Cẩu buồng cầu trục vào vị trí lắp đặt
- Cẩu sàn phục vụ sửa chữa vào vị trí lắp
- Lắp giá chắn bảo hiểm vào dầm chính
- Cẩu và lắp đặt palăng vào dầm
- Lắp đặt hệ thống cáp điện cầu trục và hệ thống nâng hạ
- Lắp đặt các đường dẫn điện từ nguồn vào tủ điện và buồng điều khiển
- Kiểm tra sau khi hoàn tất việc lắp đặt
6. Lưu ý đối với nhà xưởng có cầu trục
Với những nhà xưởng có cầu trục, trong quá trình vận hành doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
- Thực hiện đào tạo công nhân, kỹ thuật viên sử dụng cầu trục cẩn thận để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng cầu trục thường xuyên để hạn chế hỏng hóc và tăng độ bền cho thiết bị.
- Khi lắp đặt cầu trục cần lắp ở phía trên cùng để không cản trở ánh sáng, ảnh hưởng tới những hoạt động bên dưới và hệ thống đèn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về cầu trục nhà xưởng và lựa chọn được sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng. Hãy liên hệ với Bảo Thạch Sài Gòn để được tư vấn và sở hữu cầu trục nhà xưởng hoàn hảo cho doanh nghiệp.